Tế bào gốc trung mô là gì? Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong y học

Liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh và làm đẹp đến nay không còn xa lạ với chúng ta. Trong đó tế bào gốc trung mô là cái tên đang được quan tâm nhiều nhất. Bởi đây là loại tế bào gốc được sử dụng khá phổ biến, đem lại hiệu quả điều trị cao. Tế bào gốc trung mô là gì? Loại tế bào này được ứng dụng như thế nào trong y học? Tìm hiểu ngay.

Tế bào trung mô là gì?

Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cells – MSCs) là một loại tế bào gốc trưởng thành có khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Chúng có khả năng biệt hóa thành tế bào xương, sụn, mỡ và thậm chí là tế bào thần kinh. Nhờ vậy MSCs ngày nay là nguồn dược liệu quý giá trong việc nghiên cứu và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Tế bào trung mô là gì?

Đặc điểm của tế bào gốc trung mô

  • Khả năng tự tái tạo: MSCs có khả năng tự tái tạo qua nhiều vòng phân chia mà không mất đi các đặc tính ban đầu. Điều này giúp chúng duy trì được số lượng và chất lượng qua thời gian. Một yếu tố quan trọng trong y học tái tạo.
  • Khả năng biệt hóa đa dạng: Khác với các loại tế bào gốc khác, MSCs có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau. Như tế bào xương, tế bào sụn, tế bào mỡ và tế bào thần kinh. Đây là cơ sở cho việc ứng dụng MSCs trong điều trị nhiều bệnh lý.
  • Tính miễn dịch: MSCs có khả năng điều hòa miễn dịch, giảm viêm và ức chế phản ứng miễn dịch. Khiến chúng trở thành ứng cử viên tiềm năng trong việc điều trị các bệnh tự miễn và viêm nhiễm.

Nguồn gốc của tế bào gốc trung mô là gì?

MSCs được tìm thấy ở nhiều mô trong cơ thể, bao gồm:

  • Tủy xương: Nguồn MSCs truyền thống và được nghiên cứu nhiều nhất.
  • Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ: Dễ dàng thu nhận, có số lượng MSCs nhiều hơn tủy xương.
  • Tế bào gốc trung mô từ dây rốn (Máu cuống rốn và mô cuống rốn): Nguồn MSCs trẻ và ít bị tác động bởi yếu tố môi trường.
  • Màng nhau thai và dịch ối: Nguồn MSCs tiềm năng với ít phản ứng miễn dịch.

Nguồn gốc của tế bào gốc trung mô là gì?

Nuôi cấy tế bào gốc trung mô như thế nào?

MSCs có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ khi được nuôi cấy trong điều kiện phù hợp. Đồng thời sở hữu tiềm năng biệt hóa cao mà không gây ra các vấn đề về đạo đức.

Quy trình nuôi cấy tế bào gốc trung mô được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu lâm sàng liên quan đến tế bào gốc. Quá trình này được thực hiện trong môi trường phòng lab vô trùng. Nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cho các tế bào gốc trung mô.

  • Bước 1: Phân lập tế bào: Thu thập mô mỡ hoặc mô dây rốn. Sau đó phân lập tế bào gốc trung mô bằng phương pháp enzyme hoặc nuôi cấy từ mảnh mô.
  • Bước 2: Nuôi cấy tăng sinh: Sau khi đã phân lập, tế bào sẽ được nuôi trong môi trường đặc hiệu và tuân theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đáp ứng yêu cầu lâm sàng.
  • Bước 3: Thu hoạch tế bào gốc trung mô: Tế bào sẽ được tách khỏi bề mặt nuôi cấy. Sau đó tiến hành ly tâm, rửa sạch và tái hoàn nguyên trong môi trường phù hợp. Chất lượng tế bào sẽ được kiểm tra trước khi sử dụng cho mục đích điều trị.

MSCs sau khi nuôi cấy và đánh giá chất lượng có thể được bảo quản trong điều kiện đông lạnh. Tạo nên một ngân hàng tế bào nguồn (ngân hàng tế bào đầu dòng) trong các bình Nitơ lỏng. Ngân hàng này sẽ cung cấp tế bào phục vụ cho các nhu cầu điều trị khi cần.

Nuôi cấy tế bào gốc trung mô như thế nào?

Ứng dụng của tế bào gốc trung mô trong y học là gì?

Nhờ khả năng tồn tại ở nhiều cơ quan trong cơ thể, dễ dàng thu thập và ít gây xâm lấn, tế bào gốc trung mô đang được ứng dụng rộng rãi cả trong và ngoài nước. Việc giảm thiểu rủi ro và chi phí cũng là những yếu tố khiến loại tế bào này được ưa chuộng trong nhiều phương pháp điều trị.

Ứng dụng trên thế giới

Trong 20 năm qua, tế bào gốc trung mô đã được tiến hành thử nghiệm và nghiên cứu rộng rãi. Và đã có nhiều bước tiến đáng kể. Niềm tin của người sử dụng vào liệu pháp này ngày càng gia tăng nhờ vào số lượng thử nghiệm lâm sàng thành công trên nhiều loại bệnh lý khác nhau. Hiện tại, tế bào gốc trung mô đã được áp dụng điều trị cho gần 400 bệnh lý. Từ các bệnh liên quan đến hô hấp, xương khớp, xơ gan, tiểu đường, tim mạch đến các bệnh tự miễn và rối loạn phát triển như tự kỷ.

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, tế bào gốc trung mô mang lại hiệu quả và độ an toàn cao trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, Hiệp hội Quốc tế về Liệu pháp Tế bào cũng đưa ra cảnh báo rằng việc sử dụng tế bào gốc từ bệnh nhân trẻ tuổi sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Ở người lớn tuổi, khả năng tái tạo của tế bào giảm dần. Dẫn đến nguy cơ tạo u ác tính cao hơn.

Ứng dụng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc ứng dụng tế bào gốc đã có từ năm 1995. Ban đầu là từ tủy xương, sau đó là tế bào gốc máu ngoại vi và máu dây rốn. Đối với tế bào gốc trung mô, từ năm 2009, Viện Bỏng Quốc Gia đã ứng dụng thành công. Mang lại hiệu quả điều trị cho khoảng 300 bệnh nhân mắc các bệnh khó chữa. Như tiểu đường, ung thư và tim mạch. Đây là bước đột phá quan trọng, mở ra cơ hội ứng dụng rộng rãi tế bào gốc trung mô tại nhiều bệnh viện lớn theo quy định và khuyến khích từ Bộ Y tế.

Từ năm 2015, tế bào gốc trung mô đã có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Trong đó có xơ gan, tiểu đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hiện nay, các bệnh viện lớn như Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương, Bệnh viện Vinmec, bệnh viện tế bào gốc Nhật Bản Ishii Medical Clinic và nhiều cơ sở y tế khác đã áp dụng liệu pháp cấy ghép tế bào gốc trung mô để hỗ trợ điều trị cho nhiều bệnh nhân.

Quy trình ứng dụng tế bào gốc trung mô

Đánh Giá Bệnh Nhân: Trước khi tiến hành liệu pháp tế bào gốc, bệnh nhân cần được đánh giá kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý và các yếu tố nguy cơ.

  • Thu nhận và chuẩn bị tế bào gốc: Tế bào gốc được thu nhận từ nguồn phù hợp. Sau đó nuôi cấy và kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng.
  • Tiến hành liệu pháp: Tế bào gốc được đưa vào cơ thể bệnh nhân thông qua tiêm trực tiếp vào vùng tổn thương hoặc qua đường tĩnh mạch.
  • Theo dõi sau điều trị: Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ sau khi tiêm tế bào gốc. Để đánh giá hiệu quả và phát hiện sớm các biến chứng.

Quy trình ứng dụng tế bào gốc trung mô

Tế bào gốc trung mô có giới hạn khả năng tăng sinh?

Tế bào gốc trung mô là gì? Tế bào gốc trung mô có bị giới hạn về khả năng tăng sinh không? Về số lượng, khả năng sinh sản của tế bào gốc trung mô sẽ giảm dần theo số lần cấy chuyển. Càng trải qua nhiều lần cấy chuyển, khả năng tạo ra tế bào mới từ nguồn tế bào ban đầu sẽ càng suy yếu.

Về chất lượng, tế bào gốc trung mô cũng trải qua quá trình lão hóa và suy giảm tiềm năng biệt hóa khi được nuôi cấy quá lâu trong môi trường thí nghiệm.

  • Sự lão hóa của tế bào: Mỗi nhiễm sắc thể đều có hai đầu mút được bảo vệ bởi vùng không mang gen gọi là telomere. Telomere có vai trò bảo vệ nhiễm sắc thể khỏi các tổn thương. Và tránh sự dính liền giữa các nhiễm sắc thể. Mỗi lần tế bào phân chia, telomere sẽ bị rút ngắn lại. Đến khi chúng quá ngắn, tế bào sẽ mất khả năng phân chia. Dẫn đến lão hóa tế bào.
  • Suy giảm tiềm năng biệt hóa: Khi được nuôi cấy quá lâu, tiềm năng biệt hóa cũng sẽ giảm đi. Ảnh hưởng đến việc ứng dụng chúng trong điều trị. Vì nếu tế bào không còn khả năng biệt hóa thành các loại tế bào mới, hiệu quả của việc cấy ghép sẽ bị suy giảm.

Những dẫn chứng trên cho thấy cả số lượng và chất lượng của tế bào gốc trung mô đều bị suy giảm theo số lần cấy chuyển. Do đó, trong quá trình ứng dụng tế bào gốc trung mô, cần hạn chế sử dụng tế bào đã trải qua quá nhiều lần cấy chuyển để đảm bảo hiệu quả trong điều trị.

Lưu ý khi sử dụng liệu pháp tế bào gốc trung mô

  • Chọn cơ sở y tế uy tín: Đảm bảo quy trình thu nhận và sử dụng MSCs an toàn.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi quyết định sử dụng liệu pháp.
  • Hiểu rõ quy trình: Nắm vững các bước và rủi ro có thể xảy ra.

Trung tâm tế bào gốc Nhật Bản – ISHII Clinic: Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh

Để đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro khi sử dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, nơi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực y học tái tạo và hệ thống lưu trữ tế bào đạt chuẩn quốc tế.

Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô thuộc Hệ thống Bệnh viện Tế bào gốc Nhật Bản – ISHII Clinic là một trong những địa chỉ đáng tin cậy tại Việt Nam. Nơi đây hội tụ các chuyên gia hàng đầu từ Nhật Bản trong lĩnh vực nghiên cứu, lưu trữ và ứng dụng tế bào gốc trung mô cũng như các loại tế bào gốc khác. Với trang thiết bị y khoa hiện đại, các quy trình điều trị và lưu trữ tế bào tại đây tuân theo tiêu chuẩn của các tổ chức hàng đầu thế giới về trị liệu tế bào gốc và ngân hàng máu dây rốn.

Trung tâm tế bào gốc Nhật Bản - ISHII Clinic: Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh

Để biết thêm chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ ISHII Clinic qua thông tin sau:

Thông tin liên hệ

Kết luận

Tế bào gốc trung mô là gì? Đó là một loại tế bào gốc đa năng với khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau. Với những đặc tính ưu việt, MSCs đang mở ra những hy vọng mới trong y học tái tạo và điều trị nhiều bệnh lý phức tạp. Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng tiềm năng của MSCs là không thể phủ nhận.

Nếu bạn đang quan tâm đến liệu pháp tế bào gốc hoặc muốn tìm hiểu thêm về MSCs, hãy liên hệ với ISHII để được hỗ trợ tốt nhất!

コメントを残す

メールアドレスが公開されることはありません。 が付いている欄は必須項目です