Nổi cục cứng dưới da mặt không đau là bị gì? Điều trị như thế nào?

Một số người bị nổi cục cứng dưới da mặt không đau mà không rõ nguyên nhân do đâu, tuy nhiên thông thường đây là triệu chứng của bệnh u nang biểu bì. Bệnh này tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại làm mất thẩm mỹ và nếu không điều trị dứt điểm sẽ dễ dẫn đến các vấn đề khác về da như viêm nhiễm, sẹo… Để không gặp phải các vấn đề trên thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh này.

U nang biểu bì: Tình trạng nổi mụn cục cứng dưới da không đau

U nang biểu bì, còn được biết đến với các tên gọi như u bã nhờn, u nang biểu mô, hoặc u chất sừng, là những khối u lành tính thường xuất hiện dưới da. Tình trạng này đặc trưng bởi sự xuất hiện cục cứng dưới da, phát triển chậm và có khả năng tái phát nhiều lần tại cùng một vị trí. Tuy nhiên, những khối u này rất ít khi trở thành ác tính. Do đó không gây nguy hiểm đến tính mạng.

U nang biểu bì thường thấy ở các khu vực như đầu, mặt, cổ, lưng, và đôi khi xuất hiện ở cơ quan sinh dục ở cả nam và nữ. Kích thước của các u nang này có thể thay đổi từ 6mm đến 50mm. Chúng có hình dáng giống như những nốt sưng nhỏ chứa dịch bên trong, có thể có mùi. Đặc biệt, u nang biểu bì thường không gây đau đớn, có màu sắc từ vàng nhạt đến màu sẫm.

U nang biểu bì: Tình trạng nổi mụn cục cứng dưới da không đau

Đặc điểm của u nang biểu bì

Ngoài nổi cục cứng ở dưới da, u nang biểu bì còn có những đặc điểm đáng chú ý khác:

  • Các khối u này thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, thân hoặc đôi khi ở cơ quan sinh dục.
  • U nang có dạng tròn hoặc oval, với cấu trúc mềm mại nhưng lại chắc chắn khi chạm vào.
  • Ở trung tâm của u nang có một lỗ nhỏ giống như mụn đầu đen, thường thấy trên mũi.
  • Trong trường hợp u nang bị viêm hoặc nhiễm trùng, khu vực xung quanh có thể sưng đỏ và đau.
  • Bên trong u nang thường chứa dịch đặc, bao gồm lipid và keratin. Khiến dịch này có màu trắng hoặc vàng nhạt, kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Nếu u nang bị vỡ mà không xử lý đúng cách, có thể dẫn đến nhiễm trùng và sưng đau. Phải có biện pháp kháng khuẩn kịp thời để tránh biến chứng.

Đặc điểm của u nang biểu bì

Nguyên nhân bị nổi mụn cục cứng dưới da mặt không đau

U nang biểu bì thường xuất phát từ sự tích tụ keratin dưới lớp da. Keratin là một loại protein tự nhiên của cơ thể, khi bị mắc kẹt trong các mô da hoặc do nang lông bị tổn thương, sẽ dẫn đến sự hình thành của các khối u nang. Những khối u này có thể phát triển do các yếu tố bên ngoài như chấn thương, nhiễm khuẩn HPV, mụn trứng cá, hoặc tiếp xúc kéo dài với ánh nắng mặt trời.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành các cục u nhỏ dưới da bao gồm:

  • Giai đoạn dậy thì: Cả nam và nữ đều có nguy cơ cao bị mặt nổi cục cứng trong giai đoạn này do sự thay đổi hormone.
  • Tổn thương trên da: Các tổn thương do mụn, vết cắt hoặc các tình trạng da liễu khác có thể tạo điều kiện cho u nang phát triển.
  • Yếu tố di truyền: Trong một số trường hợp, di truyền cũng là nguyên nhân xuất hiện của u nang.
  • Mụn trứng cá tái phát: Những người có tiền sử mụn trứng cá nặng hoặc tái phát nhiều lần thường dễ bị u nang biểu bì hơn.
  • Rối loạn bài tiết bã nhờn: Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức có thể gây tình trạng bít tắc. Dẫn đến hình thành u nang.
  • Tế bào da chết tích tụ: Da của chúng ta liên tục tái tạo tế bào mới, và các tế bào da cũ sẽ bong ra. Tuy nhiên, nếu quá trình này bị cản trở, các tế bào này không thoát được ra ngoài và mắc kẹt dưới da, là tác nhân hình thành u nang.

Phương pháp chẩn đoán triệu chứng u nang biểu bì

Để chẩn đoán chính xác u nang biểu bì, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sưng và vùng da xung quanh khối u. Trong quá trình này, người bệnh cần cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về thời điểm xuất hiện cũng như những thay đổi của mụn cứng dưới da không đau theo thời gian.

Ngoài việc thăm khám trực tiếp, một số xét nghiệm hỗ trợ có thể được chỉ định để đưa ra kết luận chính xác hơn:

  • Xét nghiệm máu và dịch tiết: Được áp dụng khi nghi ngờ u nang bị nhiễm trùng hoặc không phản ứng với kháng sinh. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch từ u nang để nuôi cấy và xác định loại vi khuẩn. Từ đó lập kháng sinh đồ phù hợp.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Khi u nang nằm ở các vị trí nhạy cảm như xương hoặc vú, các phương pháp như X-quang, siêu âm, hoặc MRI sẽ được sử dụng để loại trừ khả năng khối u ác tính và đánh giá rõ ràng hơn về tình trạng của khối u.

Thông qua kiểm tra lâm sàng và các xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Đảm bảo quá trình điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Phương pháp chẩn đoán triệu chứng u nang biểu

Các cách điều trị u nang biểu bì hiệu quả

Trong nhiều trường hợp, u nang biểu bì có thể không cần can thiệp y tế. Vì chúng có thể tự xẹp và tái phát trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn là rất khó khăn. Nếu u nang vỡ hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hãy áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:

Rạch và dẫn lưu chất dịch

Bác sĩ rạch một vết nhỏ trên bề mặt u nang và đẩy hết dịch bên trong ra ngoài. Đây là một phương pháp đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên nguy cơ tái phát của u nang vẫn khá cao sau khi thực hiện.

Tiểu phẫu cắt bỏ hoàn toàn cục cứng không đau nổi dưới da mặt

Đây là phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ u nang hoàn toàn. Ngăn ngừa khả năng tái phát. Phẫu thuật được thực hiện dưới hình thức tiểu phẫu, an toàn và ít gây khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu u nang đang trong tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ có thể trì hoãn phẫu thuật. Cho đến khi da hồi phục và không còn sưng viêm.

Tiểu phẫu cắt bỏ hoàn toàn cục cứng không đau nổi dưới da mặt

Điều trị bằng thuốc

Trong những trường hợp u nang biểu bì bị sưng đau, nhiễm trùng hoặc phát triển nhanh chóng, có một số loại thuốc có thể kiểm soát tình trạng này. Thuốc kháng sinh, thuốc tiêu sưng, giảm đau có thể ngăn sự phát triển của vi khuẩn và giảm đau. Một số loại thuốc phổ biến như Isotretinoin, Spironolactone, Clindamycin, Erythromycin, và Accutane cũng có thể giảm tiết bã nhờn. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da.

Laser Carbon Dioxide

Đây là một phương pháp hiện đại, được xem là tối ưu trong việc loại bỏ u nang biểu bì. Kỹ thuật này sử dụng tia laser để làm bay hơi hoàn toàn khối u mà không gây tổn thương lớn cho da, giúp hạn chế nguy cơ tái phát và để lại sẹo. Ngoài ra, thời gian hồi phục sau khi điều trị bằng laser cũng nhanh hơn so với phương pháp phẫu thuật thông thường. Đem lại hiệu quả cao và ít biến chứng.

Peel da sinh học

Peel da sinh học sử dụng các dẫn xuất vitamin có tính axit như AHA, BHA, Retinol, và Tretinol nhằm làm mềm lớp sừng và loại bỏ tế bào chết trên da. Quá trình này giúp xử lý u nang dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng da sau tái tạo. Giúp da trở nên mềm mịn hơn và dễ dàng hấp thụ các sản phẩm chăm sóc da khác.

Cách phòng ngừa u nang biểu bì

Để ngừa tình trạng dưới da mặt có cục cứng bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa mặt và tẩy tế bào chết định kỳ để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Tránh nặn mụn, vì nếu nặn mụn đúng cách có thể gây tổn thương da. Dẫn đến hình thành u nang.
  • Sử dụng các sản phẩm kiểm soát dầu nhờn, đặc biệt là đối với da dầu. Để hạn chế việc bít tắc lỗ chân lông.
  • Thường xuyên giặt chăn, gối, ra giường, bộ dụng cụ trang điểm. Tránh để vi khuẩn lây nhiễm trên da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm phù hợp với da, tránh gây kích ứng cho da.

Cách phòng ngừa u nang biểu bì

Kết luận

Bệnh u nang biểu bì là một tình trạng da liễu phổ biến, thường gây ra tình trạng dưới da nổi cục cứng không đau ở mặt, cổ, lưng… Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Để tránh những biến chứng không mong muốn, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là điều rất quan trọng.

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu của u nang biểu bì hoặc có bất kỳ khối u cứng nào xuất hiện dưới da mà không rõ nguyên nhân, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

コメントを残す

メールアドレスが公開されることはありません。 が付いている欄は必須項目です