Bệnh tic là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Bệnh tic căn bệnh có thể khá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, và cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu. Căn bệnh gây nên nhiều trở ngại và thói quen xấu, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của các bé. Thậm chí nếu không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân gây nên những căn bệnh nguy hiểm khác. Vậy bệnh tic là bệnh gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Cách điều trị dứt điểm căn bệnh này? Cùng ISHII tìm hiểu ngay nhé!

Bệnh tics là gì?

Có rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc là rối loạn tic là bệnh gì thì nói đơn giản đây là một dạng rối loạn liên quan đến các cử động hoặc âm thanh không tự ý, thường xuất hiện một cách bất ngờ và lặp lại nhiều lần. Tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ em dưới 18 tuổi. Khoảng 20% trẻ em trong độ tuổi đi học có thể gặp phải.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tic có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp. Bệnh thường trở nên rõ rệt hơn khi trẻ em ở độ tuổi 11-12 và có thể giảm dần khi bước vào giai đoạn dậy thì. Một số trẻ có thể không còn bị tic khi trưởng thành. Trong khi một số khác có thể tiếp tục gặp phải tình trạng này suốt đời.

Bệnh tics là gì?

Các loại rối loạn tic ở trẻ em

Mức độ, tần suất, và thời gian xuất hiện của các cử động không kiểm soát ở trẻ có thể khác nhau. Dựa trên các biểu hiện và hành vi cụ thể. Rối loạn tic ở trẻ em được phân thành hai loại chính là tic đơn giản và tic phức tạp.

Tic đơn giản: Tic đơn giản thường chỉ ảnh hưởng đến một nhóm cơ hoặc phát ra những âm thanh đơn giản.

  • Bệnh tic âm thanh đơn giản: Bao gồm những âm thanh như thở dài, ho, lẩm bẩm, tặc lưỡi, hắng giọng, la hét và các âm thanh tương tự khác.
  • Tic vận động đơn giản: Liên quan đến các cử động như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm và các cử động đơn giản khác.

Tic phức tạp: Tic phức tạp thường liên quan đến nhiều nhóm cơ khác nhau ở trẻ.

  • Bệnh tic âm thanh phức tạp: Bao gồm việc lặp lại từ hoặc câu không phù hợp với ngữ cảnh, lặp lại lời của chính mình, hoặc bắt chước giọng nói của người khác.
  • Tic vận động phức tạp: Thường xuất hiện các hành động như tự vỗ vào người, tự cắn, giậm chân, xoay tròn, nhảy nhót và đôi khi bắt chước các hành động của người khác.

Các loại rối loạn tic ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra bệnh tic là gì?

Bệnh tic là bệnh gì và nguyên nhân do đâu? Hiện tại, nguyên nhân cụ thể gây ra rối loạn tic vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường, sinh học có thể là tác nhân hình thành nên hội chứng này. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh tic:

  • Bệnh tic nguyên nhân do tiếp xúc với hóa chất hoặc chất gây dị ứng.
  • Tần suất xem phim ảnh hoặc chơi trò chơi điện tử thường xuyên.
  • Do yếu tố di truyền.
  • Bất thường trong cấu trúc não hoặc trong các chất dẫn truyền thần kinh.
  • Các biến cố như đột quỵ, chấn thương đầu, hoặc nhiễm trùng.
  • Sử dụng các chất gây nghiện như cocaine hoặc amphetamine.
  • Bệnh lý như bại não hoặc Huntington.
  • Một số nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng chất kích thích trong thai kỳ, biến chứng khi sinh, hoặc nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A cũng có thể là yếu tố gây ra bệnh tic.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về căn bệnh này, xong nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh tic vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Nhưng có khả năng liên quan đến những thay đổi bất thường trong các vùng kiểm soát vận động của não bộ.

Nguyên nhân gây ra bệnh tic là gì?

Dấu hiệu bệnh tic ở trẻ em thường thấy

Thông thường dấu hiệu bệnh tic ở trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ rõ rệt như sau:

  • Trẻ bị tic vận động thường có những cử động bất thường. Không có lý do hoặc mục đích rõ ràng. Có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào của cơ thể. Đặc biệt là vùng mặt, mắt, đầu và vai.
  • Đối với trẻ bị căn bệnh tic âm thanh, các biểu hiện có thể bao gồm khịt mũi, hắng giọng, rít lên hoặc phát ra những từ ngữ, cụm từ có tính chất cường điệu và không phù hợp với ngữ cảnh.
  • Một số trẻ có thể cố gắng kiểm soát những cử động bất thường này trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng việc kìm nén các triệu chứng của bệnh tic thường trở nên khó khăn sau một thời gian.

Bệnh tic ở người lớn và trẻ em có nguy hiểm không?

Phần lớn những người mắc rối loạn tic thường có triệu chứng nhẹ và chỉ kéo dài dưới 1 năm. Nhờ các biểu hiện rõ ràng và lặp lại, bệnh thường được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, tình trạng này dưới 1 năm thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp phải nhiều phiền toái như:

  • Khó khăn trong việc phát âm, giảm khả năng tập trung, phân tích tình huống và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh.
  • Những hành vi, âm thanh kỳ lạ mà người bệnh tạo ra có thể không được xã hội chấp nhận.
  • Người mắc bệnh tic nặng có nguy cơ phát triển thêm các rối loạn như tăng động giảm chú ý, trầm cảm, tự kỷ, hoặc rối loạn lo âu.
  • Các hành động không tự chủ có thể khiến cơ bắp hoạt động quá mức. Dẫn đến tình trạng đau mỏi.

Với người mắc rối loạn tic kéo dài hơn 1 năm, bệnh có thể tiến triển thành hội chứng Tourette. Một tình trạng phức tạp hơn và đòi hỏi phương pháp điều trị chuyên sâu.

Cách chăm sóc trẻ em bị bệnh tic

Cách tốt nhất để chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh tic là gì? Chăm sóc trẻ bị bệnh tic cần sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ giữa các bên như bác sĩ, phụ huynh và những người xung quanh. Và cần:

  • Đảm bảo trẻ sống trong môi trường lành mạnh, khuyến khích lối sống tích cực.
  • Giấc ngủ đủ giấc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng tic.
  • Tạo cảm giác an toàn và giúp trẻ luôn thoải mái tinh thần.
  • Trấn an và hướng dẫn trẻ cách đối phó với các cử động không bình thường khi chúng xảy ra.
  • Tránh nhắc nhở quá mức về bệnh. Điều này giúp giảm căng thẳng và tránh làm trẻ cảm thấy tự ti.
  • Tham gia vào các nhóm hỗ trợ cho người bị rối loạn tic để chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng.
  • Đảm bảo rằng những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ, như thầy cô và bạn bè, hiểu rõ tình trạng bệnh của trẻ để có thể hỗ trợ trẻ trong học tập và các hoạt động hàng ngày.

Cách chăm sóc trẻ em bị bệnh tic

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tic

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tic ở trẻ em:

  • Trẻ em cần ngủ ít nhất 10 giờ mỗi đêm để duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa các triệu chứng tic.
  • Dị ứng thực phẩm có thể là một yếu tố gây rối loạn tic. Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng, hãy tạm ngừng cho trẻ ăn các thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng.
  • Giữ không khí gia đình luôn hòa thuận và tránh căng thẳng. Vì căng thẳng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tic ở trẻ.
  • Thiếu hụt magie có thể dẫn đến các triệu chứng tic. Đặc biệt ở trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Hãy đảm bảo chế độ ăn của trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất này.
  • Duy trì lối sống tích cực và khuyến khích các hoạt động lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tic ở trẻ.

Phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh tic là gì?

Đối với bệnh nhân mắc rối loạn tic, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

  • Can thiệp hành vi toàn diện
  • Điều trị bằng thuốc
  • Điều trị các bệnh kết hợp

Phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh tic là gì?

Can thiệp hành vi toàn diện

Can thiệp hành vi giúp bệnh nhân kiểm soát hoặc giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của các biểu hiện tic. Một trong những liệu pháp hiệu quả nhất là Liệu pháp Nhận thức – Hành vi (CBT).

Khi áp dụng liệu pháp này, bệnh nhân được hướng dẫn thay thế các hành động tic bằng những hành động khác ngay lập tức. Nhằm giúp các cơ dần quên đi các biểu hiện tic, từ đó giảm tần suất phát bệnh.

Ngoài ra, một số trường hợp cũng áp dụng phương pháp thư giãn và đào tạo nhận thức về tic. Nếu bệnh nhân tuân thủ liệu pháp này, các triệu chứng tic có thể giảm từ 64% đến 100%.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị nội khoa bao gồm việc sử dụng thuốc để tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh. Giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tic. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Điều trị bổ sung

Bệnh nhân mắc rối loạn tic có thể gặp thêm các rối loạn khác. Nếu phát hiện các triệu chứng mới, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để điều trị kịp thời.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sĩ sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng tic. Và có thể khỏi hoàn toàn. Vì vậy, bệnh nhân nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị và không nên quá lo lắng về tình trạng bệnh.

Kết luận

Mắc bệnh tic tuy phổ biến nhưng sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của các bé. Vì vậy phụ huynh không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để tìm cách điều trị phù hợp. Nhằm để các con có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và trưởng thành một cách an toàn.

Hy vọng với những thông tin trên, các phụ huynh có thể có cách xử lý và phương pháp chăm sóc đúng cách cho con em mình nếu không may bé gặp phải căn bệnh này.

コメントを残す

メールアドレスが公開されることはありません。 が付いている欄は必須項目です