6 tiêu chí an toàn người bệnh theo quy định của WHO 

Trong ngành y tế, an toàn người bệnh luôn được đặt lên hàng đầu, bởi bất kỳ sự cố nào cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, các tiêu chuẩn về an toàn người bệnh cũng ngày càng được hoàn thiện và cải tiến nhằm bảo vệ bệnh nhân tốt nhất. Dưới đây là 6 tiêu chí an toàn người bệnh theo WHO mà bất kỳ cơ sở y tế nào cũng cần tuân thủ để đảm bảo chất lượng dịch vụ và giảm thiểu rủi ro.

Xác định chính xác danh tính người bệnh

Xác định danh tính người bệnh là một trong 6 quy định an toàn người bệnh quan trọng nhất để tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ y tế. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), xác định sai danh tính người bệnh có thể dẫn đến các lỗi nghiêm trọng. Như điều trị sai phương pháp, truyền nhầm nhóm máu hoặc tiến hành phẫu thuật không đúng bệnh nhân.

Tại các cơ sở y tế, việc xác định danh tính người bệnh thường được thực hiện thông qua nhiều cách thức như:

  • Đeo vòng tay có thông tin cá nhân của bệnh nhân.
  • Kiểm tra tên và ngày sinh của bệnh nhân trước khi tiến hành các thủ thuật y tế.
  • Sử dụng mã vạch hoặc mã số y tế để quản lý bệnh nhân.

Nếu áp dụng đồng thời nhiều phương pháp trên sẽ giúp đảm bảo tính chính xác trong quy trình chăm sóc. Tránh tình trạng nhầm lẫn gây nên hậu quả đáng tiếc.

Đảm bảo giao tiếp hiệu quả giữa nhân viên Y Tế

Nghiên cứu cho thấy, khoảng 80% các lỗi y tế nghiêm trọng có nguyên nhân do giao tiếp không hiệu quả giữa đội ngũ Y, Bác Sĩ. Vì vậy, thiết lập các quy trình giao tiếp rõ ràng, chính xác giữa các bác sĩ, y tá và nhân viên hỗ trợ y tế là rất cần thiết.

Một số biện pháp để cải thiện giao tiếp trong môi trường y tế bao gồm:

  • Sử dụng hệ thống thông tin y tế điện tử để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu về bệnh nhân kịp thời và chính xác.
  • Thường xuyên thực hiện các cuộc họp giao ban. Để cập nhật tình trạng người bệnh và các kế hoạch điều trị.
  • Đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên y tế nhằm nâng cao chất lượng truyền đạt thông tin.

Duy trì hiệu quả giao tiếp sẽ góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu sai sót y tế. Đồng thời làm tăng sự hài lòng của bệnh nhân.

Quản lý nguy cơ nhiễm khuẩn – Một trong 6 tiêu chí an toàn người bệnh cần thiết

Đây là một trong 6 mục tiêu an toàn người bệnh theo WHO buộc cơ sở y tế phải thực hiện. Nguy cơ nhiễm khuẩn là một vấn đề lớn tại các cơ sở y tế. Đặc biệt là trong bệnh viện, môi trường luôn tiềm ẩn nhiều tác nhân gây nhiễm trùng. Để ngăn chặn tình trạng này, đơn vị cần có phương pháp quản lý nhiễm khuẩn khắt khe.

Một số biện pháp khả thi gồm:

  • Thực hiện vệ sinh đúng cách cho nhân viên y tế trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Sử dụng thiết bị và dụng cụ y tế đã được tiệt trùng kỹ lưỡng.
  • Theo dõi và kiểm soát môi trường làm việc như nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện vệ sinh tại khu vực điều trị.
  • Ngoài ra, các cơ sở y tế cần thường xuyên đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên về các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn. Nhằm đảm bảo an toàn cho cả người bệnh lẫn nhân viên y tế.

Quản lý nguy cơ nhiễm khuẩn - Một trong 6 tiêu chí an toàn người bệnh cần thiết

Sử dụng thuốc an toàn, đúng cách

Tiêu luận về an toàn người bệnh đề cập đến vấn đề quản lý và sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế. Nhằm đảm bảo an toàn người bệnh. Sai sót khi kê đơn, phân phối hoặc sử dụng thuốc có thể dẫn đến các phản ứng phụ. Thậm chí gây tử vong. Vì vậy, mỗi cơ sở y tế cần thiết lập quy trình nghiêm ngặt về sử dụng thuốc. Nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm rủi ro.

Một số phương pháp để sử dụng thuốc an toàn gồm:

  • Thực hiện đối chiếu thuốc trước khi sử dụng. Đặc biệt với những người bệnh có nhiều đơn thuốc khác nhau.
  • Đảm bảo nhãn thuốc rõ ràng và dễ hiểu. Tránh gây nhầm lẫn cho nhân viên y tế và người bệnh.
  • Đào tạo nhân viên về các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc và cách xử lý trong trường hợp có phản ứng bất lợi xảy ra.
  • Ngoài ra, người bệnh cần được tư vấn và giải thích đầy đủ về thuốc mà họ đang sử dụng. Bao gồm liều lượng, cách dùng và các lưu ý khi điều trị.

6 tiêu chí an toàn người bệnh

Ngăn ngừa các sự cố té ngã cho bệnh nhân

Ngăn té ngã là một trong 6 tiêu chí an toàn người bệnh không thể bỏ qua. Đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi hoặc có tình trạng sức khỏe yếu. Theo thống kê, ngã và tổn thương không chỉ kéo dài thời gian nằm viện mà còn làm gia tăng nguy cơ biến chứng và tử vong.

Vì vậy cơ sở y tế nên có biện pháp phòng ngừa té ngã ở bệnh nhân như sau:

  • Đảm bảo các khu vực điều trị và hành lang tại cơ sở y tế luôn sạch sẽ, thoáng và không có vật cản.
  • Cung cấp dụng cụ hỗ trợ như nạng, gậy, xe lăn cho người bệnh có nguy cơ cao bị ngã.
  • Đào tạo nhân viên y tế về cách xử lý và hỗ trợ người bệnh trong việc di chuyển. Giúp hạn chế tối đa nguy cơ ngã.
  • Các cơ sở y tế cũng nên thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại môi trường làm việc. Nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị.

Quản lý an toàn phẫu thuật

An toàn phẫu thuật là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình điều trị. Mỗi năm, hàng triệu ca phẫu thuật được thực hiện trên toàn cầu, nhưng không phải ca phẫu thuật nào cũng diễn ra suôn sẻ nếu không có quy trình quản lý an toàn chặt chẽ.

Một số tiêu chí quản lý an toàn phẫu thuật bao gồm:

  • Thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm tra trước khi phẫu thuật. Để đảm bảo bệnh nhân đủ điều kiện tham gia phẫu thuật.
  • Đảm bảo đội ngũ phẫu thuật viên, gây mê và y tá có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện phẫu thuật an toàn.
  • Sử dụng bảng kiểm tra an toàn phẫu thuật của WHO trước, trong và sau khi phẫu thuật để giảm rủi ro.
  • Theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân sau phẫu thuật. Để có thể phát hiện sớm các biến chứng và can thiệp kịp thời.

Quản lý an toàn phẫu thuật 

Bệnh nhân cũng cần phối hợp với cơ sở y tế để bảo vệ chính mình

Ngoài 6 tiêu chí an toàn người bệnh của cơ sở y tế, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và nâng cao hiệu quả điều trị, cần có sự hợp tác của người bệnh. Khuyến khích bệnh nhân và người thân tham gia tích cực vào quá trình chăm sóc y tế. Đồng thời cung cấp những phản hồi hữu ích để giúp nâng cao chất lượng dịch vụ.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bệnh nhân cần ghi nhớ:

  • Tham gia vào mọi quyết định liên quan đến điều trị của bản thân.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về các yêu cầu chăm sóc đặc biệt của mình.
  • Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng, hãy nhờ người thân, bạn bè đi khám cùng.
  • Đừng ngại đặt câu hỏi nếu có bất kỳ thắc mắc nào. Viết ra các câu hỏi để thảo luận với bác sĩ trong lần khám tiếp theo.
  • Đảm bảo rằng nhân viên y tế luôn kiểm tra tên và ngày/tháng/năm sinh của bạn.
  • Đừng ngần ngại báo cáo nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự nhầm lẫn nào trong quá trình chăm sóc.
  • Yêu cầu thông tin rõ ràng từ nhân viên y tế trước khi đồng ý thực hiện các thủ tục.
  • Nhắc nhở nhân viên y tế vệ sinh kỹ lưỡng trước khi tiếp xúc. Vì điều này giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
  • Cung cấp cho bác sĩ thông tin đầy đủ về các loại thuốc bạn đang sử dụng và tình trạng dị ứng (nếu có).
  • Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề gì, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc y tá để được hỗ trợ kịp thời.

Kết luận

Đảm bảo an toàn người bệnh là trách nhiệm của nhân viên y tế và là một phần không thể thiếu trong quy trình chăm sóc sức khỏe toàn diện. 6 tiêu chí an toàn người bệnh trên là những nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ cơ sở y tế nào cũng cần tuân thủ. Nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả điều trị và bảo vệ sức khỏe của người bệnh. Chỉ khi thực hiện tốt những tiêu chí này, hệ thống y tế mới có thể đạt được mục tiêu cuối cùng là mang lại sự an toàn và niềm tin cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *